Công dụng bất ngờ của quả khế dành cho cả gia đình mà nhiều người chưa biết
09:04, Thứ năm 14/03/2024( PHUNUTODAY ) - Khế là trái cây dân dã thường được cho nhau ít khi bán nhưng đây lại là trái cây cực nhiều công dụng với sức khỏe.
Khế là trái cây dân dã ở Việt Nam và chúng thường được xem là trái cây mang đi cho đi xin mà ít khi bán (trừ khế chua bán làm gia vị tạo chua cho món ăn).
Trong Đông y khế là vị thuốc có tên ngũ liêm tử, mạy phường. Quả khế chưa chín có màu xanh đậm nhưng lớp vỏ mỏng của nó chuyển sang màu vàng bóng khi chín. Khế chín có vị bùi, giòn, mọng nước, có vị ngọt và hơi chua.
Phân tích thành phần theo khoa học hiện địa thì khế chứa khoảng 60% cellulose, 27% hemicellulose, 13% pectin, độ axit và thành phần dinh dưỡng thay đổi khi chín. Khế rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, β-carotene và axit galic, lycopen. Hơn nữa, khế là nguồn cung cấp magie, sắt, kẽm, mangan, kali và phốt pho dồi dào. Khế cũng chứa lượng chất xơ cao và lượng calo thấp có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Quả khế chứa protein 0,5%, dầu 0,2%, carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5-11%, axit oxalic 1%, các vitamin A, C, B1, B2, PP và một số thành phần khác.
Quả khế dân dã nhưng lại nhiều công dụng với sức khỏe
Công dụng của khế
Trong y học cổ truyền quả khế vị chua và ngọt, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua và chát, tính bình có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá khế vị chua và chát, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa kế vị ngọt, tính bình có tác dụng trừ sốt rét.
Quả khế có công dụng giúp trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ khế trị đau khớp, đau đầu mạn tính. Thân và lá khế trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa khế trị sốt rét, chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Vỏ cây khế chữa ho, trẻ em lên sởi...
Một số bài thuốc từ khế
Trị ho và đau họng: Dùng khoảng 1 lạng quả khế tươi ép nước uống trong 3-5 ngày.
Chữa tiểu tiện không thông: Lấy 7 quả khế, mỗi quả lấy 1/3 chỗ gần cuống, sắc với 600 ml nước để còn 300 ml, uống lúc ấm nóng.
Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi: Lấy 3 quả khế nướng lên rồi vắt lấy nước cốt hòa cùng 50 ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.
Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 12 g, cam thảo nam 12 g, tía tô 10 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 3 lát. Nấu 750 ml nước, còn 300 ml, chia 2 lần uống trước ăn.
Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 40 g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi 20 g nấu nước uống và dùng khoảng 30 - 50 g lá tươi nấu nước tắm.
Phòng bệnh sốt xuất huyết: Lấy 16g lá khế đun với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng bệnh.
Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ cây khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trừ ho, điều trị đau khớp, đau đầu mạn tính và viêm dạ dày.
Ngoài ra y học hiện đại cho thấy khế giàu lycopen là chất chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho việc làm đẹp của nữ và tốt cho tuyến tiền liệt của nam giới. Vì thế bạn có thể xem khế là một trái cây ăn thông dụng chứ không chỉ làm gia vị nấu ăn. Tuy nhiên quả khế có hàm lượng oxalat cao nên những người có vấn đề về sỏi tiết niệu cần lưu ý khi ăn và không nên ăn nhiều khế xanh cùng lúc.
Rau muống thứ rau quốc dân nhưng những người này nên tránh ănVì sao củ cải được xem là "nhân sâm trắng"? Nhiều người còn chưa biết cách dùng củ cải để chúng quý như vàng